Thiết kế Wish You Were Here (album của Pink Floyd)

Một góc khu tổ hợp của hãng Warner Bros. ở California, nơi ban nhạc chụp phần ảnh bìa

Wish You Were Here là một trong những sản phẩm được Pink Floyd thiết kế phức tạp. Storm Thorgerson được ban nhạc đưa đi cùng theo tour diễn năm 1974, vì vậy cũng phần nào hiểu được những hàm ý sâu xa trong ca từ mà theo đó liên tưởng tới ý nghĩ về sự "hiện diện không thường trực", chứ không chỉ về tình hình sức khỏe của Barrett[33]. Chủ đề về sự trống vắng có nhiều liên hệ với buổi gặp gỡ xúc động của anh với ban nhạc. Thorgenson có để ý rằng album Country Life nhóm Roxy Music được bày bán với phần bìa bọc giấy phản quang màu lam nhằm che đi ảnh bìa nhạy cảm, vậy nên anh cũng muốn lấy ý tưởng này và bọc Wish You Were Here bằng một lớp giấy màu sẫm, hàm ý chỉ "sự trống vắng".

Hàm ý nội dung của hai ca khúc "Welcome to the Machine" và "Have a Cigar" đã gợi ý tới hình ảnh cái bắt tay (một hành động đôi lúc sáo rỗng), và George Hardie đã thiết kế ở bên trong 2 miếng bìa dán minh họa cho động tác bắt tay này. Phần ảnh bìa lấy cảm hứng từ ý tưởng con người muốn nắm bắt lấy cảm xúc thật sự của họ trước nỗi sợ "bị thiêu cháy"[gc 11] và một trong số hai người đàn ông đang đứng bắt tay nhau đang bốc cháy phía lưng. "Getting burned" cũng là một cụm từ lóng trong giới nghệ sĩ thu âm nhằm ám chỉ người nghệ sĩ bị tước mất tiền bản quyền của chính mình. Hai diễn viên đóng thế tham gia chụp hình là Ronnie Rondell và Danny Rogers, và một trong số họ đã khoác lên mình bộ veste đang bốc cháy, phần đầu được một chiếc mũ bảo hiểm bảo vệ có gắn tóc giả. Bức ảnh được chụp tại phòng thu ở Los Angeles của hãng Warner Bros.[34][35] Ban đầu gió đã thổi không đúng như mong muốn và lửa táp cháy mất bộ râu của Rogers. Hai diễn viên liền thay đổi vị trí để chụp ảnh và bức ảnh sau đó được lấy đối xứng ngược lại để có được ý nghĩa mong muốn[36].

Phần mặt sau của album là bức hình người đàn ông không mặt mang tên "người bán hàng Floyd", mà theo lời Thorgenson là "đang bán linh hồn" trên sa mạc (nguyên mẫu là sa mạc Yuma ở California). Chuyện không có cổ tay áo và ống chân là nhằm minh họa cho "bộ veste trống rỗng"[gc 12]. Phần bìa bên trong là hình chiếc khăn tang bay trên con đường đồng quê lộng gió ở Norfolk, Virginia; ngoài ra còn có những hình ảnh đặc trưng ở hồ Mono ở California mà theo lời phụ chú ghi tên là "Monosee" (một lần nữa nhấn mạnh chủ đề "trống vắng")[34][35]. Việc bọc bìa album bằng giấy bóng kính màu đen không được hãng phát hành tại Mỹ, Colombia Records, chấp nhận và họ yêu cầu thay đổi. EMI thì khá thoải mái[36][37] và họ đã vô cùng hài lòng khi có trong tay sản phẩm hoàn thiện. Trong lần giới thiệu album lần đầu tiên, ban nhạc đã đồng ý để toàn khán phòng vỗ tay[34].

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Wish You Were Here (album của Pink Floyd) http://www.capif.org.ar/Default.asp?PerDesde_MM=0&... http://austriancharts.at/showitem.asp?interpret=Pi... http://www.aria.com.au/pages/httpwww.aria.com.aupa... http://www.allmusic.com/album/r59636 http://www.allmusic.com/artist/p76669 http://www.allmusic.com/cg/amg.dll?p=amg&sql=10:6z... http://www.chartstats.com/artistinfo.php?id=696 http://www.ft.com/cms/s/1/7a9b72e6-201f-11dc-9eb1-... http://music.ign.com/articles/777/777248p6.html http://infoweb.newsbank.com/iw-search/we/InfoWeb?p...